Quảng Trị: Phát triển nuôi cá lồng trên sông ở Hải Lăng

Là huyện nông nghiệp vùng trũng có nhiều sông, hồ… vì vậy nuôi cá lồng đang là hướng đi mới có hiệu quả đang được nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Hải Lăng (Quảng Trị) triển khai nhằm góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

lồng cá chình
Anh Thiện đang kiểm tra cá trình trong lồng nuôi của mình

Theo thống kê, tính đến thời điểm này trên địa bàn toàn huyện đã có trên 120 lồng nuôi cá trên sông, trong đó có hơn 30 lồng nuôi cá chình, còn lại là lồng nuôi các đối tượng như cá trắm cỏ, cá trê lai, cá rô phi đơn tính… tập trung ở các xã Hải Tân, Hải Chánh, Hải Sơn và Hải Trường. Nghề nuôi cá lồng trên sông đã trở thành nghề thoát nghèo cho nhiều hộ dân bao đời sống bằng nghề chài lưới ở Hải Lăng. Trung bình mỗi mô hình cá lồng cho thu nhập từ 30 - 70 triệu đồng/vụ nuôi. Đặc biệt, việc phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông đã hạn chế được việc người dân dùng xung điện để đánh bắt cá, qua đó bảo vệ được nguồn lợi thủy sản và môi trường ở địa phương.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà 2 tầng khang trang với đầy đủ trang thiết bị thiết yếu cho cuộc sống, anh Phạm Văn Thiện vừa khoát tay 1 vòng vừa vui vẻ cho biết: “Tất cả là nhờ con cá chình cả đấy. Mấy năm nay cá chình được giá, được mùa nên bà con chúng tôi mới có cái ăn cái mặc, mua sắm vật dụng sinh hoạt trong gia đình, thoát khỏi cảnh lặn mò trên sông bắt tôm, bắt cá hàng ngày”. Anh kể, trước kia gia đình anh cùng hàng chục hộ dân nơi đây sống bằng nghề đánh bắt cá trên dòng sông Ô Giang. Nhưng cá tôm lúc đánh được nhiều, lúc đánh được ít, cuộc sống bấp bênh, do vậy cái đói cái nghèo luôn là nỗi trăn trở thường nhật của gia đình. Sau đó gia đình chuyển qua nuôi cá trắm cỏ nhưng do dịch bệnh nên cá trắm cỏ không mang lại hiệu quả, chết hàng loạt. Cơ hội đến với anh vào năm 2006 khi Trung tâm Khuyến ngư tỉnh (nay là Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Trị) thực hiện 2 mô hình nuôi cá chình lồng đầu tiên tại hộ ông Lê Văn Đằng và ông Mai Viết Phú.

Nhận thấy con cá chình rất dễ nuôi, chịu được nguồn nước khắc nghiệt, lại có giá thu mua cao nên anh quyết định đóng lồng nuôi thử. Với 3 lồng nuôi cá chình có thể tích 10 m3 mỗi lồng, anh thả nuôi hơn 400 con cá chình giống kích cỡ 5 – 10 con/kg. Theo anh Thiện nếu nuôi tốt thì bình quân 1 năm cá đạt trọng lượng từ 1 – 1,5 kg/con. Cá được nuôi theo phương thức đánh tỉa thả bù, hàng năm thu hoạch những con đạt kích cỡ thương phẩm (từ 1,5 kg trở lên) đồng thời thả thêm cá giống để nuôi tiếp. Hiện nay, mỗi lồng nuôi cá chình của anh một năm cho thu hoạch từ 1 – 1,2 tạ cá, với giá bán hiện nay khoảng 500.000 đồng/kg thì mỗi năm từ 2 lồng nuôi cá chình đã mang lại thu nhập cho gia đình anh từ 100 – 150 triệu đồng. Bên cạnh 2 lồng nuôi cá chình anh còn thả nuôi thêm 3 lồng cá trắm cỏ hàng năm mang về cho gia đình từ 10 – 12 triệu đồng mỗi lồng với mục tiêu lấy ngắn nuôi dài và tận dụng nguồn rong cỏ sẵn có trên dòng sông Ô Giang.

Anh Thiện chia sẽ: Điểm "ưu việt" của nghề nuôi cá chình lồng là không phải quá lo lắng đến thời tiết. Thông thường, lồng nuôi cá được neo cố định vào hệ thống phao nổi bằng những sợi dây thừng lớn. Vào mùa nắng nóng, lồng được treo cố định. Khi mưa lũ, người nuôi có thể di chuyển lồng một cách dễ dàng vào gần bờ để tránh lũ. Anh Thiện vui vẻ cho biết: "Nhờ làm lồng chắc chắn và được di chuyển vào gần bờ nên những năm qua cho dù mưa lũ có lớn thế nào đi chăng nữa gia đình tôi cũng không bị thiệt hại gì cả". Tuy nhiên, theo anh Thiện khó khăn lớn nhất hiện nay để phát triển nghề nuôi cá chình là nguồn giống. Hiện nguồn giống cá chình hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác ngoài tự nhiên. Nếu không có kinh nghiệm sẽ không phân biệt được cá nào tốt, cá nào xấu. Chỉ sau khi thả nuôi từ 1 tháng trở lên cá mới bắt đầu chết hoặc chậm lớn. Còn đối với nuôi cá trắm cỏ lồng thì vào giai đoạn chuyển mùa cá thường bị chết do dịch bệnh.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, anh Nguyễn Khắc Mạnh – Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Trị cho biết: Hiện nay chưa có cá chình giống được sinh sản nhân tạo mà hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Vì vậy, để mua được nguồn cá giống đảm bảo chất lượng bà con nên mua cá chình giống cỡ nhỏ (20 – 30 con/kg) đánh bắt theo hình thức cất rớ về ương nuôi lên. Tuy nhiên do cá giống cỡ nhỏ nên cần phải nuôi khoảng 2 năm cá mới đạt kích cỡ thương phẩm. Còn đối với cá trắm cỏ bà con nên thả giống có kích cỡ lớn (từ 0,7 – 1 kg/con) để giảm thất thoát do dịch bệnh vừa thu hoạch được cá thương phẩm có kích thước lớn.

Được biết, hiện nay trên địa bàn xã Hải Tân có hàng chục hộ tham gia nuôi cá lồng trên sông với khoảng 30 lồng nuôi cá chình, xen kẽ với nuôi cá chình các hộ còn nuôi thêm gần 50 lồng cá trắm cỏ mục đích để lấy ngắn nuôi dài. Việc phát triển nuôi cá lồng đã giúp hàng chục hộ dân chuyên sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên sông thoát được cảnh nghèo khó, ổn định cuộc sống.

Ông Đào Văn Trẫm – Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hải Lăng cho biết: Từ những thành công của các hộ nuôi cá lồng trên sông, trong thời gian tới Phòng Nông nghiệp sẽ tham mưu cho UBND huyện Hải Lăng có chính sách hỗ trợ để nhân rộng mô hình nuôi cá lồng ở các xã có hệ thống sông và hồ chứa nước. Đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trực tiếp cho các hộ nhất là các hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo để qua đó giúp người nghèo có điều kiện phát triển kinh tế.

Khuyến Nông Việt Nam, 23/10/2015
Đăng ngày 24/10/2015
Thục Quyên
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 08:00 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 08:00 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 07:00 05/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 07:00 05/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 07:00 05/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 07:00 05/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 07:00 05/05/2024